GAP YEAR - TỘT CÙNG VÀ CHIÊM NGHIỆM - CÓ NÊN THÊM VỊ LIỀU LĨNH CHO THANH XUÂN? (P2)
PHẦN: GAP YEAR mở rộng!
Ở những quốc gia phương Tây, GY là một khái niệm khá quen thuộc nhằm chỉ một khoảng thời gian đệm, một năm tự do mà những người trẻ trước khi chuyển sang một giai đoạn học tập mới như cao đẳng, đại học họ sẽ dành để thư giãn, họ tập những khoá học yêu thích hoặc là đi du lịch vòng quanh thế giới, tham gia những chương trình tình nguyện hoặc bất cứ chương trình khoá học nào mà họ cho rằng ở đó giúp họ khám phá được bản thân, hiểu được tâm hồn mình, biết được đam mê sở thích và kẻ từ đó họ sẽ có thể dễ dàng hơn để đưa ra quyết định về ngành học hoặc chuyên ngành học mình yêu thích và từ đó họ sẽ không thấy hối hận với những quyết định của mình, hoặc có chăng đi nữa thì e cũng là do bản thân đã chưa thật sự hiểu rõ về bản thân.
Ở thời điểm hiện tại thì GY đã có những biến thể linh động hơn, người ta không nhất thiết phải nghỉ cả 1 năm mà có thể chỉ là vài tháng, nửa năm hoặc một giai đoạn thời gian nào đó mà ở thời điểm kết thúc họ đã thật sự sẵn sàng cho bước ngoặt tiếp theo. Người GY cũng không nhất thiết là chỉ các bạn học sinh chuẩn bị vào đại học cao đẳng mà đã mở ra một phạm vi rộng hơn, họ có thể là trước khi bắt đầu gắn bó với một công việc nào đó, hoặc nghỉ công việc này chuyển sang công việc khác, hoặc trước khi đưa ra một quyết định nào đó mang tính chất gắn bó với con đường tương lai sự nghiệp lâu dài mà quyết định của họ không gây nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho những người thân xung quanh họ.
"Trong cuộc đời của mỗi người ai rồi cũng sẽ có những giai đoạn mà người ta gọi là dấu mốc cuộc đời, mỗi dấu mốc ta sẽ lớn lên một ít, càng nhiều dấu mốc càng nhiều chiêm nghiệm, dấu mốc càng lớn thì càng trưởng thành"
Năm tôi GY cũng chả ai biết vì tôi biết khái niệm và quan điểm này khi nói ra có lẽ khó chấp nhận cho những người lớn tuổi như ông bà bố mẹ, thậm chí những người bạn ở độ tuổi với mình cũng chưa bao giờ nghĩ đến bao giờ. Cái thứ cảm giác mà điều mình làm thật khó để được chấp nhận một cách trọn vẹn bởi người thân xung quanh đối với tôi là cả một sự đấu tranh tư tưởng ngoạn mục. Khách quan mà nói, những thứ mới bao giờ cũng mang đến một sự hoài nghi nhất định, người ta thường hoài nghi về kết quả cuối cùng sẽ là gì, là tốt hay không, chi phí cơ hội như thế nào…? Trong khi đó GY lại là một thứ mà vừa mất nhiều thời gian và kết quả mang lại là một thứ vô cùng trừu tượng để cho ai đó thấy kết quả ngay lập tức dẫn đến khó khăn càng nhân lên cho cả người GY để quyết định và cả người thân xung quanh. Thế nên tôi gọi đó là chi phí cơ hội được trả bằng 1 năm liều lĩnh đánh đổi cơ hội nghề nghiệp ổn định như bao người để đổi lấy nội tâm miễn mãn. Tôi đã chấp nhận như thế.
Ngày đó tôi phải nằm dài biết bao nhiêu lần để tính toán về chi phí cơ hội của mình về 1 năm tuổi thọ tôi sắm đêm ra trao đổi với cuộc đời này. Một năm có lẽ bạn đã có một công việc ổn định, may mắn thì đó là công việc bạn yêu thích, hoặc bạn đi du học ở một quốc gia khác đầy trải nghiệm thú vị mới, hoặc không may mắn thì bạn phải nhảy việc nhiều lần và gồng mình trong cuộc chiến kiếm miếng cơm manh áo rồi lại đến chuyện lập thất. Có bạn thì lại có một cửa hàng kinh doanh nho nhỏ nào đó, làm ông chủ bà chủ nhỏ hoặc giỏi giang thay bạn lại được làm trong một công ty đầy danh tiếng... Dù sao đi nữa thì bạn ít nhất cũng có lẽ dành dụm được kha khá ngân sách và một công việc “mang danh phận" mà khi nhắc đến ông bà bố mẹ vui vẻ, thấy được kết quả ngay thời điểm đó. Nghĩ mãi rồi cũng đâm thôi bởi không có một sự tính toán chính xác nào cho một quyết định của cuộc đời này bởi nó có quá nhiều khúc đoạn đời, chỉ có hạnh phúc hay ít hạnh phúc mà thôi, chỉ là nghĩ để cảm thấy có trách nhiệm với bản thân mà thôi.
Nhắc đến đây thì tôi lại muốn lôi sở thích tìm hiểu về văn hoá của mình một tí để luận chủ quan về vấn đề này. Ở văn hoá Á Đông và có cả Việt Nam thì đồng tiền gần như được coi là thước đo của sự thành công, con người ta khá đặt nặng địa thế, danh vọng tiền bạc, của cải và đó cũng chính là mở đầu của mỗi câu chuyện mà người trưởng thành thường hay nói với nhau mà đôi khi lại quên đi cảm nhận của người trẻ hiện đại, những điều người lớn được cho là tốt, là ổn định đã không còn phù hợp nữa với thời thế thay đổi nhanh đến chóng mặt này rồi. Đã có những luồng tư tưởng độc lập, mới mẻ tiến bộ mà người trẻ được tiếp cận khiến tôi cứ đau đáu mãi về các để truyền đạt cho bố mẹ và người thân xung quanh mình có thể hiểu được.
Thật ra tôi không hề ác cảm với những mong muốn chính đáng của người lớn về việc con cái mình được thành công, an cư lập nghiệp, thành gia lập thất mà thậm chí bản thân một người trẻ cũng mong được điều đó. Nhưng chỉ là tại sao lại phải là ở độ nhất định phải làm việc này việc kia, phải như thế này như kia? Phải thành gia lập thất ở độ tuổi A, thành công ở độ tuổi B, phải bằng hoặc hơn người này người kia? Bở lẽ câu chuyện thường ngày của hầu hết mọi người là xoay quanh những vấn đề này, phải chăng nếu không có được thì sẽ không được gọi là thành công, là “đúng tuổi"?.
Tôi từng đọc được một vài dòng chia sẻ mà tôi cho rằng nó đủ hay ho để học hỏi rằng; sẽ không có độ tuổi nhất định để làm một điều gì cả, chỉ có thời điểm thích hợp để làm nó mà thôi; chẳng hạn có những người thành công ở độ tuổi 18 đôi mươi nhưng lại phá sản ở độ tuổi 50 nhưng có những người 50 mới khởi nghiệp và thành công sống trọn đời với con cái. Có những người kết hôn ở độ tuổi 20 nhưng 25 lại chia tay, có người 30 mới bắt đầu yêu đường và hạnh phúc trọn đời này về sau. Điều này chứng tỏ rằng ai cũng có một thời điểm nhất định của mình để làm một việc gì đó, mỗi người đều có những thế mạnh và thời gian riêng của mình, hãy dùng nó cho riêng mình mà không phải mang nó ra so sánh với đồng hồ của người khác. Điều quan trọng hơn hết là khi làm một việc gì đó hãy đặt tâm trí và quyết tâm vào trong để một ngày tươi đẹp nào đó kết quả sẽ mỉm cười. Vậy nên hãy hỏi một người có hài lòng và hạnh phúc với việc mình đã làm hay không chứ không nên hỏi một người làm lương tháng bao nhiêu bởi lẽ không ai mang cục tiền ra ngồi cân đo đong đếm với nhau cả, tiền có thể kiếm được nhưng cũng có thể biến mất nếu bản ta không tạo ra giá trị. Và hãy hỏi một người sẵn sàng cuộc sống gia đình chưa thay vì bảo 30 rồi sao chưa có gia đình. Đó thật sự là những câu giao tiếp kém duyên và thiếu chiêm nghiệm cuộc đời bởi dù có vô tư hay cố tình thì những câu hỏi cũng đã khiến người đối diện tổn thương và khó xử rồi, tình cảm giữa người với người cũng từ đó có khoảng cách. Vậy nên, để có được những điều hạnh phúc nhỏ nhặt dó, tôi tập hành động nó trước đối với những người xung quanh mình với hy vọng ai đó sẽ hiểu thêm về lối hành xử mà tôi nghĩ là thiện cảm hơn.
Lại quay lại với câu chuyện về văn hoá Đông Tây. Tôi là một người rất thích tìm hiểu về văn hoá đặc biệt là văn hoá phương Đông như châu Á. Tôi cũng yêu thích những lối tư duy và lối sống của người phương Tây vậy nên những gì tôi thấy hay và tốt hơn tôi sẽ cố gắng bắt chước làm theo điều đó. Và ở phương Tây, tôi thấy được lối dạy dỗ tạo tính độc lập cũng như tôn trọng quyết định của con cái của ông bố bà mẹ phương Tây, họ luôn muốn con cái mình làm những công việc chúng thích và luôn ủng hộ con mình là chính mình. Tất nhiên không phải là tất cả ông bà bố mẹ phương Tây luôn hào sảng tinh thần như vậy và tất cả ông bà bố mẹ phương Đông thường đặt nặng kỳ vọng “thành công" đến áp lực lên con cái mà là số nhiều là như vậy. Cũng chính nhờ cái duyên may được tiếp cận với những nền văn hoá đa dạng đó tôi đã chắc lọc để nuôi trong mình tính tự lập cao độ, tư duy về giá trị cuộc sống ngày càng đơn giản hơn. Tuy nhiên sinh ra trong cái nôi văn hoá người Việt, tôi vẫn muốn gìn giữ và phát huy những giá trị tốt đẹp khác mà cuộc đời này vì một cơ duyên nào đó đã ban tạo cho mình.
Loay hoay trong luồng suy nghĩ và một chuỗi những tính toán, phân tích cho cuộc đời này, tôi nhận ra rằng đằng sau mỗi con người luôn tìm ẩn những điều vô cùng kỳ diệu và không tài nào sắp đặt được, mọi tính toán sẽ đều lệch hướng và cuộc sống này vốn vô thường. Ngay khi tuổi này còn xanh còn trẻ và còn liều lĩnh dũng cảm thách thức và không ngại vấp ngã, bởi lẽ e rằng khi đã đi qua cái thời trẻ này rồi, mọi thứ đều bị bào mòn từ sức khoẻ đến tinh thần thì lúc đó mọi thứ trở nên thật nhạt, lúc mà đôi mắt chả còn tinh tường đọc dòng tin nhắn của những kẻ yêu nhau, lúc đôi tay đã bắt đầu run rẩy dòng chữ nguệch ngoạc hay lúc bệnh tật phải ngồi trên xe lăn bất lực? Lúc tự vấn những câu này, tôi luôn cảm nhận được một luồng động lực vô hình cứ thôi thúc mãi, tôi như muốn bước ra khỏi khuôn khổ ao làng làm gì đó cho tuổi trẻ của mình, cứ dăm ba hôm lại một hồi tự vấn đã nuôi dưỡng trong tôi nguồn năng lượng hành động quyết liệt cho những ngày khó khăn.
Dăm ba người vẫn nói với tôi rằng, vì họ còn nhiều gánh nặng nhiều cản trở để có thể quyết liệt hành động cho tuổi trẻ nhưng suy cho cùng chính văn hoá và tư duy cũ đã trở thành gánh nặng. Bởi lẽ các bạn phải là giáo viên để thoả mãn bố mẹ, phải là luật sư để oanh phong lẫm liệt, phải kiếm nhiều tiền để xa hoa với đời mà quên đi giá trị hạnh phúc của cuộc đời này, quên đi việc sống cuộc đời của mình. Những ý niệm như thế cứ từ đời này gieo cho đời khác khiến tuổi trẻ chỉ mãi quấn ở ao làng nhưng lại cứ tưởng cuộc đời này nhỏ như cổng làng. Nói như vậy không có nghĩa là không được làm những thứ trên mà bạn hãy làm với tâm tư yêu thích đặt vào trong, nói như vậy không có nghĩa là bạn luôn phản kháng người lớn mà là kết hợp lời khuyên răng cùng với tư duy hiện thời để có được quyết định phải đạo mà bản thân không đi ngoài ý nguyện khát khao của mình. Thành thật mà nói, vẫn tồn tại những mảnh đời bất hạnh nhưng một khi chưa bất hạnh và còn đầy đủ cơ hội để sống cho tuổi trẻ thì người trẻ ơi hãy đừng bao biện cho lý do của mình mà dè biểu những người thành công thành danh, đừng vì chút lợi danh mà đánh mất giá trị. Đừng ham nghĩ cao sang sẽ kiếm trăm tỷ nhà cao cửa rộng của cải dồi dào mà hãy xông pha nhiệt thành cho tuổi phi thường để lĩnh hội kiến thức và trải nghiệm cuộc đời này, khi duyên đủ lành và thiên thời địa lợi nhân hoà hội tụ, mọi thứ sẽ đến trọn vẹn mà chúng ta sẽ chẳng thể nào ngờ đến!
Gem.
Nhận xét
Đăng nhận xét